Nhà thuốc The Pharmacy Depot chuyên cung cấp dược liệu health healthyeatingforums

2017年06月

"Nếu một con rắn sống trong một không gian quá nhỏ, nó sẽ luôn bị 'cám dỗ' tấn công cái đuôi của chính mình. Những con rắn sẽ nghĩ rằng cái đuôi chính là một con rắn khác".
Vấn đề là nó không thể lùi về phía sau để nhả chiếc đuôi của mình ra được. Bạn biết chuyện gì xảy ra sau đó rồi đấy.

Trong bất kỳ công việc gì, bất kỳ môi trường kinh doanh nào, hiện tượng này luôn xảy ra và để lại hậu quả khôn lường cho nhiều doanh nghiệp mà ko thèm phân biệt qui mô lớn hay nhỏ cái chi cả.

Mình lấy vài ví dụ thử nhé:
- Những năm gần đây, khi mà công nghệ phát triển mạnh, Hollywood liên tục cho ra đời hàng loạt phim bom tấn, tận dụng tối đa "kỹ xảo điện ảnh". Sau nhiều trầm trồ trước sự hoành tráng đó, sự mãn nhãn đó thì lẽ dĩ nhiên họ phải đối mặt với việc phim nào NỘI DUNG cũng...chán òm. Và rồi cái gì ngon mấy ăn hoài cũng ngán, giờ tìm đỏ mắt hoạ may mới có phim hay về nội dung. Bao giờ cho đến ngày xưa?!

- Những ngày mới bắt đầu chuyển dần báo giấy qua báo mạng thì chưa sao, nhưng giờ mọi người thấy rồi đó, khi mà nội dung ko quan trọng bằng những cái...click chuột thì họ dần rẻ rúng chính mình đến mức ko thể nào "rẻ tiền" hơn được nữa. Thật là đáng tiếc!

- Marketing Online há...há..., họ dạy nhau mọi cách có đơn hàng, mọi cách xuất hiện trước mặt khách hàng mà ko hề quan tâm cái chất lượng sản phẩm, cái dịch vụ đi kèm nó ra sao, rồi cái cách xuất hiện như thế nào..v..v... Gần đây mọi thứ thật thô thiển và lòng tin của khách hàng cứ mất dần theo từng...cái chết của các Thánh bán hàng online. (Dĩ nhiên luôn có các trường hợp thành công cá biệt, đầu tư thật sự chứ ko có dựa vào "vài chiêu" học lóm).

- Tại các Doanh Nghiệp siêu lớn, họ quá mạnh, sở hữu hệ thống phân phối khủng, thương hiệu tốt, luôn đủ tiền để bao vây khách hàng bằng truyền thông, quảng cáo nên họ liên tục thắng. Rồi họ dần xem thường khách hàng (dễ dẫn dắt quá mà), họ bắt đầu tin rằng KH là một đàn cừu. Họ trượt dài cho đến khi người ta liệt kê tất cả các sản phẩm của họ để mà...tẩy chay. Mọi nổ lực lấy lại lòng tin của KH sau đó thường diễn ra trong tuyệt vọng.... (Ôi tên tuổi DN và thương hiệu cá nhân cả một đời gầy dựng...)

- Các DN nhỏ và siêu nhỏ, lúc khởi nghiệp cũng đạo đức kinh doanh, cũng "core value", cũng thề non hẹn biển các kiểu. Rồi khi khó khăn thông thường ập đến, họ...quên sạch: tìm lợi nhuận bằng cách rút bớt chất lượng, rút luôn tất cả những gì có thể rút để cạnh tranh về giá, (trong khi giá chỉ là một trong các tiêu chí thoy mờ, có phải là tất cả đâu?), thu được tiền xong là bỏ rơi khách hàng như chưa từng...quan hệ. Rồi cái ăn no thì lo "tạo phễu"....mãi mãi. Vì có lẽ họ chỉ có khả năng bán hàng một lần, chết cái DN này thì làm cái khác, suốt đời làm nghề...khởi nghiệp chăng?!
- Ngành dịch vụ ăn uống: làm hàng nhanh như hải sản tươi sống chẳng hạn, ko xoay kịp thì nó hết tươi, bỏ thì xót ruột thế là nhắm mắt làm đại cho khách. Còn các thực phẩm khác thì biết nó đầy chất bảo quản nhưng vì ko có muốn vất vả cho nên được ưu tiên sử dụng để...phục vụ thượng đế. Ko gì củ chuối bằng bỏ tiền tỷ ra đầu tư cái quán cafe, nhưng mà cả cafe cho đến ly nước trà đều đầy hoá chất (vâng, họ thường bảo rằng vốn dĩ họ kinh doanh chỗ ngồi).

Vài ví dụ thế thôi chứ nhìn kỹ thì ko sót chỗ nào mà ko xảy ra hiện tượng này hic...

Đành phải "Ờ" cho vui cả làng chứ sao giờ.

Nhưng mà, nhìn cái thống kê mỗi ngày "đi đứt" vài trăm DN thấy đau quá, cộng thêm cái phong trào khởi nghiệp được NHÀ CÁI đẩy mạnh quá lại càng lo. May mà còn có những Group như thế này để mà học hỏi lẫn nhau, để mà mở stt bàn luận hí..hí..

Quay lại câu chuyện trên, giải pháp nào bây giờ? Mình cũng...không biết luôn. Chỉ đưa ra được vài cái gạch đầu dòng để mong mọi người mở rộng thêm:
- Mới khởi nghiệp dĩ nhiên sẽ khó khăn, một giải pháp ngắn hạn ko đủ để "nuôi dài" thì làm....8 cái. Miễn sao giữ được core value của mình. Nói lý do tức là đã thèm "cái đuôi" của chính mình.
- Cái gì dễ làm trước là đúng nhưng cũng đối diện và xử lý cái khó nhất đồng thời chứ đừng có né tránh và hẹn lần hẹn lựa.
- Lúc thắng dễ thì cũng nên biết cái gì dễ thì hẳn ít có bềnh, nên chuẩn bị.
- Lúc trên đỉnh cao là lúc dễ đánh mất sự tôn trọng dành cho khách hàng và đối tác nhất, dễ phạm sai lầm nhất. Mình tài ba lỗi lạc quá mà, tiền nhiều nữa mắc cái chi mà phải...giữ kẻ?!

Mình ko quen viết stt dạng này, nhưng thiết nghĩ sẽ không thừa khi gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho chính mình và các bạn trẻ.

Đã chịu đấm thì chí ít phải có xôi mà ăn, đừng vừa ăn đấm sau đó lại phải "ăn hành".

Tậu tình lắm ngừ ơi.....Thay đổi khi còn có thể!

P/s: ước gì mỗi còm là một tình huống trông thấy để cùng nhau nhìn lại. Ước gì...

Tác giả: Lê Minh Mẫn
Link bài viết: ĂN VÀO CÁI ĐUÔI CỦA MÌNH

Bạn có hay gặp những đồng nghiệp, sếp có tánh hay đổ thừa? Chỉ trích? Không bao giờ nhận trách nhiệm? Ai hay mắc bệnh này?

1.

Đổ thừa thường không cần biết chuyện gì xảy ra, cứ có chuyện là đổ lỗi cho người khác, bộ phận khác, và chỉ trích cá nhân người khác. Người hay đổ thừa là người thiếu tự tin, thiếu trách nhiệm, và thường không có khả năng giải quyết vấn đề. Thay vì tìm nguyên nhân một cách khách quan và tập trung giải quyết vấn đề, người đổ thừa chỉ tìm cách giải toả bức xúc của mình lên người khác, lên án người khác để che dấu cái yếu của mình, hoặc để dương dương tự đắc.

Đừng tưởng chỉ nhân viên mới đổ thừa. Có rất nhiều sếp cũng hay đổ thừa. Sếp hay đổ thừa sẽ có những nhân viên hay đồ thừa. Sếp không chỉ đổ thừa cho bộ phận khác, mà sẽ thường xuyên đổ thừa "tội lỗi" cho nhân viên dưới quyền.

Gặp lỗi thì đổ thừa, sẽ luôn đi kèm với gặp thành tích, quyền lợi thì vơ vào cho bản thân. Loại này luôn to mồm hênh hoang khoe khoang công trạng (mà thực chất chẳng phải của mình). Nếu là sếp thì sẽ tranh công cả với nhân viên mình.

Biểu hiện của bệnh, khi nào đi họp mà cảm thấy mình và mọi người phải phòng thủ, phải tìm ra cách tự bảo vệ, tìm lỗi của người khác thì cẩn thận mắc bệnh rồi.

2.

Những người mắc bệnh này thường có mấy biểu hiện chung như sau:

- Rất hay đề cập đến các qui trình, qui định, qui tắc. Nhưng thường bỏ qua yếu tố con người, xã hội. Nghe rất giáo điều, khô khan. Bản chất không phải các qui trình, qui định có vấn đề, mà nó giáo điều vì nó coi thường con người, đặt trên con người. Và còn vì nó là đã biến thành cái gông của nhà quản lý để xiềng xích mọi người.

- Không tin cậy và tôn trọng nhân viên. Thích kiểm soát mọi chuyện. Mọi chuyện phải hỏi và do sếp quyết định dù việc nhỏ hay lớn. Thể nhưng khi gặp vấn đề sẽ đổ lỗi cho nhân viên, hay cho bộ phận khác. Lớn tiếng chỉ trích người khác. Không tập trung giải quyết vấn đề. Họ không bao giờ là người có lỗi.
Khi có bất cứ thành tích nào dù của ai, họ sẽ tự vinh danh, không chia cho ai cả.

- Đặc điểm nhân viên: ấm ức, sợ sệt, ỷ lại vào sếp, không dám quyết định điều gì, đổ thừa.

- Đặc điểm môi trường làm việc: phe cánh, cố gắng tìm sự sủng ái của sếp.

3.

Ngược lại, các sếp tốt, giỏi, thường:

- Xây dựng qui trình, qui định, nhưng hiểu con người sâu sắc, biết điều chỉnh qui trình để phản ánh nhu cầu công tác của con người và tổ chức.

- Tôn trọng và tin cậy nhân viên. Phân quyền và cho nhân viên không gian làm việc.

- Khi gặp vấn đề, sẽ tìm hiểu phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nhận trách nhiệm về mình và tìm cách giải quyết vấn đề. Ít chỉ trích cá nhân.
- Khi có thành tích thường khiêm tốn, nhường phần thưởng cho nhân viên hay bộ phận khác.

- Đặc điểm nhân viên: tự tin, có tinh thần đồng đội, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đặc điểm môi trường làm việc: đoàn kết, giải quyết vấn đề, hiệu quả.

Gặp lỗi thì đổ thừa, gặp công thì vơ vào hiện diện khắp nơi. Nhưng thực sự qui luật để thăng tiến và thành đạt lại ngược lại "gặp lỗi thì sửa lỗi, gặp công thì chia sẻ". Nhìn những tấm gương thành đạt bạn sẽ thấy ít có hình bóng của đổ thừa, mà là hình bóng của chịu trách nhiệm và chia sẻ.

Link bài viết: Đổ thừa và vơ vào

Những hoạt động marketing và bán hàng dành cho quán cafe - nhà hàng mà tôi đã thực hiện và kiểm chứng tính hiệu quả. Bạn nào có thêm phương pháp khác hãy chia sẻ với cộng đồng qua mục bình luận bên dưới nhé.

1. Today’s specials: Nếu quán cafe/nhà hàng của các bạn có nấu các món mới và đặc biệt hàng ngày, thì nên update lên Facebook thường xuyên. Khách hàng không phải gọi điện để hỏi hàng ngày. Nếu có tích hợp facebook ở website thì thông báo món ăn mới sẽ tự động hiển thị trên website luôn.

2. Các mẹo hữu ích của pha chế: các bạn có thể chia sẻ những mẹo hay thú vị về pha chế café tại nhà, lưu trữ café sao cho ngon, vẽ hình café,… Tất cả những thứ gì khiến khách hàng hứng thú về café (vì đó là sản phẩm kinh doanh của bạn) đều có thể là thông tin hữu ích. Mỗi tuần có thể hướng dẫn họ làm 1 loại nước uống đặc biệt và post lên website, mạng xã hội của quán.

3. Discounts chỉ dành riêng cho những người tương tác với quán trên mạng xã hội. Khách hàng muốn biết họ được gì nếu tương tác với bạn qua mạng xã hội.

4. Off(line) mà On(line), On mà Off: mời các nhóm hoạt động trên facebook đến tụ họp ở quán cafe của bạn, ghi lại thông tin liên hệ và đưa thẻ giảm giá cho các thành viên cho những lần đến sau, trưởng nhóm nên được giảm giá nhiều hơn.

5. Khảo sát khách hàng: Tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của quán. Có thể sử dụng cách này để quảng bá cho món mới “Lần trước ghé qua quán, bạn đã thử dùng món ABC mới chưa? Nếu chưa thì bạn có thấy món này trên menu không? Hay có được nhân viên giới thiệu món này chưa?

6. Quảng cáo trong phòng vệ sinh: Dán poster vào phía sau của cánh cửa nhà vệ sinh. Chỉ nên dán quảng cáo về sự kiện sắp diễn ra, không nên quảng cáo đồ ăn, đồ uống ở đây.

7. Hoá đơn: In thông tin giảm giá đặc biệt trên hoá đơn cho lần tiếp theo khách tới quán, tham khảo về phần mềm tính tiền quán cafe miễn phí vĩnh viễn tại Phan Mem Ca Phe (.) com, đây là công cụ cực kỳ mạnh mẽ & uy tín.

8. Thẻ khách hàng trung thành: để khuyến khích khách đến lần sau, thẻ tích điểm có tác dụng rất tốt: mua 10 tặng 1. Khuyến khích khách hàng đưa bạn bè và người thân đến quán để mua 1 tặng 1 hoặc giảm giá cho nhóm. Đây là một trong những chức năng rất mạnh mẽ của phần mềm tính tiền quán cà phê miễn phí ở trên, giúp chủ quán cafe quản lý thông tin chính xác và hoàn toàn tự động.

9. Có các combo cho sáng, trưa, tối hoặc đồ ăn đặc biệt cho các dịp như xem bóng đá,…

10. Happy hour: giảm giá nhiều hơn vào các giờ vắng khách, hãy khai báo để phần mềm tự động vận hành mà không phụ thuộc vào con người.

11. VIP party: thỉnh thoảng có 1 party miễn phí đồ ăn + đồ uống dành cho khách hàng lâu dài và trung thành, có thể cho phép họ mang theo 1 người nữa, điều đó giúp sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Rất hiệu quả nhé.

P/s: Nên đọc quyển "Dốc hết trái tim" bạn sẽ nhận ra nhiều giá trị với người kinh doanh cà phê.

Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Link bài viết: 
Kinh nghiệm làm marketing và bán hàng quán cafe, nhà hàng hiệu quả

Uber và Grab đang càng ngày càng lấy đi thị phần của các hãng taxi truyền thống. Các hãng taxi truyền thống đòi kiện, đòi cấm hoặc ca thán thậm chí còn căng khẩu hiệu "đi taxi truyền thống là góp phần bảo vệ nguồn tài chính quốc gia"... Nhưng liệu có phải họ chỉ kêu ca và phản ứng tiêu cực?

Lâu rồi, khi cần đi lại thì hầu như tôi chỉ dùng Uber hay vợ thì hay dùng Grab chứ không dùng taxi truyền thống. Chắc có rất nhiều người đã và đang giống như vậy.

Đi công tác, không hiểu sao, thẻ Visa trục trặc, ko book được Uber, đành sử dụng taxi và khi đến thành phố này, tôi vẫn luôn ưu tiên taxi V. Và khi trò chuyện với 1 số lái xe, tôi nhận thấy có những điều thú vị...

Trước khi có Uber, Grab, mối quan hệ giữa lái xe và công ty là Ăn chia. Ví dụ: nếu doanh thu đạt 2,3 triệu/ ngày (con số này khá khả thi) thì lái xe sẽ nộp 40% cho cty và giữ lại 60% (chịu mọi chi phí). Trừ hết chi phí, lái xe lời khoảng 850 ngàn/ngày.

Khi Uber, Grab xuất hiện và có quá nhiều mối đe doạ, hãng V thay đổi và có lẽ họ thấy rằng cần tạo ĐỘNG LỰC nhiều hơn cho lái xe nên đưa ra chính sách mới, chuyển từ mô hình ĂN CHIA sang mô hình KHOÁN. Lái xe chỉ phải trả 760,000 VND/ngày cho công ty, số còn lại lái xe tự xử. Kết quả, mỗi ngày lái xe có thể lãi đến 1,250,000 VND. Số tiền kiếm được nhiều hơn hẳn, lái xe lại không phải bỏ tiền ra mua xe như Uber hay Grab. Bên cạnh đó, công ty vẫn giám sát về dịch vụ, thái độ lái xe, về chất lượng xe (3-4 ca sẽ kiểm tra 1 lần)... Lái xe kiếm được nhiều tiền hơn nhưng họ sẽ phải vất vả hơn, bỏ nhiều công sức hơn, không còn là người công ty thì cũng không tham gia bảo hiểm…

Hãng cũng có aps đặt xe của riêng mình, không thực sự thân thiện nhưng hoạt động cũng khá ổn. Tuy nhiên, nếu họ chịu khó làm truyền thông tốt hơn cùng với đưa ra mức tiền áng khoảng khi khách đặt xe (khi đã xác định điểm đón và điểm đến) thì có lẽ họ sẽ giữ được khách hàng nhiều hơn.

Không những thế, họ còn đầu tư xe VIP (hiện có 350 xe Fortuner và 50 xe Camry)…với mong muốn mang lại dịch vụ chất lượng cao hơn cho khách hàng.

Đây là 1 case khá điển hình về việc thay đổi để có thể thoát chết, có thể thích nghi. Taxi truyền thống đang thay đổi nhưng liệu thay đổi này có đủ để khách hàng tiếp tục hoặc quay trở lại sử dụng dịch vụ của họ hay không? Giải pháp họ đang triển khai có thể làm cho họ đủ sức cạnh tranh với Uber, với Grab hay không? Liệu nói rằng họ đang Chí Phèo có đúng hay không?

Nhiều hãng taxi khác đang không đủ lực để thay đổi hay đang bế tắc không biết phải thay đổi thế nào?

Hy vọng đây là chủ đề thú vị để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận. Mong được nghe những góc đánh giá của các anh chị, các bạn.

*Bài viết này chỉ dựa trên sự thay đổi có thật của 1 hãng taxi và những trải nghiệm cá nhân của người viết chứ không về bất kỳ mục đích PR hay quảng cáo gì. Do vậy, rất mong mọi người không hỏi những câu hỏi kiểu như Đây là hãng taxi nào.

Link bài viết: Liệu có phải Taxi truyền thống chỉ Chí Phèo?

Sau một tháng mài dũa kinh nghiệm, thực tế, lý thuyết và cả chiêm nghiệm, hôm nay, nhân ngày đầu tháng, tôi xin được chia sẻ tiếp với anh chị em những suy nghĩ của tôi trong seri CEO và Quản trị Nhân sự. Hẳn mọi người còn nhớ, tôi đã từng chia sẻ rằng: CEO muốn công ty ổn định, phát triển thì phải có:

1. Hệ thống Quản trị Nhân sự hỗ trợ
2. Kiến thức – Kỹ năng về Quản trị Nhân sự

Cái mục 2, đã có rất nhiều anh chị trong Group chia sẻ. Thực sự nhiều. Nhưng tổng hợp lại một hệ thống để mọi người dễ hiểu dễ biết bài chia sẻ đó nằm ở đâu trong Quản trị Nhân sự thì chưa. Và đây chính là mục tiêu của bài viết của tôi.

Trong mục 2 tôi lại chia làm 2 phần:
- Kỹ năng cứng: là khả năng đọc các chỉ số, con số của báo cáo QTNS, những gì liên quan đến kiến thức.
- Kỹ năng mềm: là các kiến thức được rèn luyện thường xuyên.

Tôi sẽ có một bài chia sẻ về các chỉ số QTNS mà CEO cần biết sau. Giờ chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về kỹ năng mềm. Chung quy quẩn lại thì QTNS là: Tuyển – Dạy – Dùng – Giữ - Thải . Đây là ngôi sao 5 cánh mà chúng ta nên biết. Nếu đọc các bài viết về QTNS của tôi thì sẽ thấy trước kia tôi hay cho chữ Thải và trong chữ Giữ. Nhưng nghiệm đi nghiệm lại thì rõ ràng Thải nên có một chỗ đứng cho mình.

Tôi đã cất công vẽ một bức hình để cả nhà cùng nhìn rõ hơn ngôi sao này. Mọi việc của Quản trị Nhân sự bắt đầu từ chữ Tuyển. Sau Tuyển có thể là Dạy hoặc Dùng hoặc Giữ hoặc Thải tùy tình huống. Tôi thích sau Tuyển là Dạy. Không dạy chuyên môn thì dạy văn hóa, dạy hòa nhập. Rồi sau đó là Dùng. Dùng người là một câu chuyện lớn và có nhiều chương hồi. Từ chiến lược cho đến chiến thuật. Dùng rồi Giữ. Giữ không được hoặc không muốn Giữ người, chúng ta đến Thải. Mỗi từ là một bể kiến thức, kỹ năng cần rèn rũa.

Tuy nhiên, thực tế chúng ta có nhiều cách kết hợp các chữ với nhau. Có nơi Tuyển xong Dùng luôn. Cũng có nơi Tuyển xong là Thải. Rồi thì Dạy xong không dùng mà Giữ. Dạy xong Thải … Đặc biệt có nơi Tuyển và để Giữ chứ không Dùng không Thải. Thế mới hay.

Khi nhắc đến TDDGT (Tuyển – Dạy – Dùng – Giữ - Thải) gần như ai cũng biết và CEO với mức độ ham học hỏi sẽ biết còn nhiều hơn. Nhưng thế nào là Đủ không dễ biết. Với tôi, CEO chỉ cần biết Đủ để Quản trị công ty. Không cần biết nhiều về vấn đề này. Biết để đưa ra ý tưởng cho Nhân viên làm hộ mình. Mặc dù tôi công nhận QTNS quan trọng nhưng Kinh Doanh còn quan trọng hơn, và thực hiện mục tiêu sứ mệnh của đời mình thông qua công ty quan trọng hơn nữa. Một CEO mà không biết khen là tạo động lực, thưởng là làm người ta không bất mãn thì rõ là cần phải đọc các bài viết của tôi.

Tôi đã và sẽ đề cập chi tiết hơn tới từng chữ (vui lòng xem ở comment dưới để biết mục lục các bài viết). Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn tổng quát.
Thế nào là TDDGT:
- Tuyển là tìm ra được người phù hợp với mong muốn của ta để làm được việc và gắn bó.
- Dạy là làm sao để nhân viên yêu tổ chức, biết cách làm việc tối ưu.
- Dùng thì giống như câu: Dụng nhân như dụng mộc.
- Giữ là làm sao cho nhân viên trung thành.
- Thải là lọc bỏ người không phù hợp

Chúng ta cùng thử bàn với nhau tình huống thực tế: Dạo gần đây, bạn bắt gặp đội Kinh doanh ngoài thị trường (đưa hàng tới các đại lý) của bạn ngồi túm tụm ở quán trà đá nói chuyện phiếm và nói xấu công ty. Việc này đã đôi ba lần bạn gặp và nó không phải chỉ ở một nhóm. Theo bạn, tình huống này nằm ở đâu trong 5 chữ trên ?

Nếu anh chị em bảo rằng đó là do khâu Tuyển, hay do Dạy, hay do Dùng mà cũng có thể là do khâu Thải thì ai cũng đúng. Tuy nhiên, nhiều khi mọi việc lại nằm ở chỗ khác. Ai đó suy luận rằng do Sale ít việc quá nên vậy. Tôi thấy hướng này đúng theo ý tôi. Tuy nhiên không phải do chúng ta không vẽ ra việc mà lại do …. đội Marketing. Sale gắn liên với Marketing. Chúng ta đẩy hảng ra thị trường thông qua đội Sale nhưng Marketing giúp thúc đẩy hàng tới tay khách hàng. Marketing không đủ giỏi thì Sale rồi cũng chỉ có mỗi việc là đi uống trà đá nói xấu lãnh đạo.

Thôi bài, cũng dài, tôi xin dừng phím. Ai quan tâm tới làm thế nào để Tuyển, Dạy, Dùng, Giữ, Thải vui lòng đọc thêm các bài viết của các anh chị trong Group. Như đã giới thiệu ở trên, tôi cũng có seri bài dành cho CEO hiểu về QTNS. Thân mời cả nhà cùng đọc mục lục các bài viết ở dưới comment.

Chúc anh chị em 1 tháng mới đầy lửa!

Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24

Link bài viết: CEO nên biết gì về Quản trị Nhân sự - 2 ?

↑このページのトップヘ